Ngân hàng Nhà nước bơm 30.000 tỷ đồng ra thị trường

0
163
tien 1568614825045126761473 crop 1569735617962558517498 1571373210378379259330 crop 1605584766980409585447

Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, trong tuần từ 9/11 – 13/11, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại.

Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, trong tuần từ 9/11 – 13/11, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại.

Cụ thể, thông qua việc mua ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 30.000 tỷ đồng ra thị trường.

tien 1568614825045126761473 crop 1569735617962558517498 1571373210378379259330 crop 1605584766980409585447

Động thái trên được diễn ra trong bối cảnh Tổng cục Hải quan công bố thặng dư thương mại tháng 10 ở mức 2.94 tỷ USD, cao hơn so với mức ước tính 2.2 tỷ USD của Tổng cục Thống kê đưa ra trước đó, tổng thặng dư thương mại 10 tháng được đưa lên mức kỷ lục mới là gần 20 tỷ USD.

“Nguồn cung ngoại tệ dồi dào, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ, dự trữ ngoại hối hướng gần hơn đến mục tiêu 100 tỷ USD vào cuối 2020 mà Chính phủ đã đưa ra”, nhóm nghiên cứu tại SSI đánh giá.

Ngân hàng Nhà nước bơm 30.000 tỷ đồng ra thị trường - Ảnh 1.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh. Nguồn: Bloomberg, SSI.

Tại nhiều phiên giao dịch tuần trước, tỷ giá thị trường liên ngân hàng thường xuyên chạm mốc chặn mua ngay của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước 23.175 VND/USD. Thậm chí, chốt phiên 9/11, tỷ giá này còn rơi về 23.174 VND/USD.

Ngoài ra, tuần trước cũng có một dấu mốc quan trọng trong hoạt động điều hành tiền tệ. Đó là nhà điều hành đã bơm ròng trở lại trên thị trường mở sau 4 tháng liên tiếp không có hoạt động nào. Tuy nhiên, lượng bơm ròng rất thấp khoảng 1,1 tỷ đồng. Đồng thời, kênh tín phiếu cũng không có diễn biến mới.

Thanh khoản hệ thống vốn chưa có dấu hiệu căng thẳng, nay được bơm thêm khoản tiền khổng lồ đã kích hoạt đà giảm của lãi suất liên ngân hàng.

Theo đó, lãi suất liên ngân hàng VND ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đồng loạt có diễn biến giảm trong tuần, với mức giảm 0,01%; 0,09%; 0,03% lần lượt về mức 0,11%/năm; 0,21%/năm; 0,19%/năm.

Tính tới ngày 26/10/2020, tăng trưởng tín dụng vẫn chỉ đạt mức 6,15% so với cuối năm 2019. Mức tăng trưởng này còn khá thấp so với mục tiêu tăng trưởng của Ngân hàng Nhà nước.

Với việc thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trạng thái dư thừa, lãi suất liên ngân hàng dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 1 /năm) trong 2 tháng cuối cùng của năm 2020.

Trên thị trường trái phiếu chính phủ tuần qua, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 8.000 tỷ đồng trái phiếu, thị trường sôi động hơn với tỷ lệ trúng thầu cải thiện lên mức 64% (từ mức 4% của tuần trước). Lãi suất trúng thầu nhích thêm 2 điểm cơ bản ở 2 kỳ hạn 10 và 15 năm và không đổi ở kỳ hạn 5 và 30 năm.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng có phiên đấu thầu đầu tiên trong năm 2020 với tổng lượng gọi thầu 16.000 tỷ đồng nhưng chỉ có 10.000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm được phát hành, trái phiếu 5 năm và 7 năm gọi thầu không thành công. Lãi suất trúng thầu trái phiếu VDB cao hơn lãi suất trái phiếu của Kho bạc Nhà nước 53-57 điểm cơ bản, thấp hơn mức chênh lệch từ 64-84 điểm cơ bản thường thấy ở các phiên đấu thầu năm 2019 do tác động từ mặt bằng lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào của các ngân hàng thương mại giai đoạn hiện tại.

“Quốc hội đồng ý điều chỉnh tăng bội chi ngân sách trung ương năm 2020 để đảm bảo dự toán chi đầu tư phát triển, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải tăng huy động vay bù đắp bội chi trong các tháng cuối năm, tạo thêm áp lực cho hoạt động phát hành và lợi tức trái phiếu chính phủ có thể tăng trong các tháng cuối năm”, Công ty SSI dự báo.